Theo anh Quân, nguyên nhân sự cố này có thể đến từ công nghệ truyền hình của Philippines thấp. Vì nếu do chất lượng đường truyền thì video sẽ bị dừng thay vì “mờ ảo” như thế này.
Đây không phải là lần đầu fan Việt phản ánh chất lượng truyền hình kém của SEA Games 2019. Trước đó, ngày 28/11, trận bóng đá nam giữa U22 Việt Nam với đội tuyển Lào cũng gặp tình trạng tương tự.
![]() |
Chất lượng truyền hình kém tại SEA Games 30. Ảnh: Chụp màn hình. |
Một trang fanpage có gần 400.000 lượt theo dõi đã phản ánh chất lượng hình ảnh của trận đấu. Bài đăng thu hút hơn 10.000 lượt thích và 230 bình luận. Đa phần các tài khoản cho biết chất lượng hình ảnh kém cả trên TV và ứng điện thoại.
“Chất lượng hình ảnh quá thấp, xem mà cứ tưởng TV của mình bị hỏng chứ. Hỏi ra mới biết có nhiều người gặp tình trạng này giống mình”, tài khoản Lê Thanh Uyên bình luận.
Trong khi đó, tài khoản Hạ Anh nhận xét: “Quá chán, xem bằng TV chất lượng đường truyền cao mà cứ tưởng như xem link lậu. Hình ảnh cầu thủ hiện lên như những bức tranh sơn dầu. Lúc hát quốc ca mình còn không nghe được âm thanh gì nữa”.
Bên cạnh chất lượng truyền hình thấp, SEA Games 30 còn bị phàn nàn về lỗi trang web chính thức khiến nhiều người không thể truy cập. Sáng 1/12, khi truy cập vào trang web 2019seagames.com, người xem sẽ thấy toàn những dòng code thay vì thông tin hay kết quả thi đấu của các đội tại SEA Games 2019. Đến hiện tại, trang này đã có thể truy cập.
![]() |
Trang web chính thức của SEA Games 2019 bị "bung code", không thể hiển thị được bình thường. |
Theo ông Nguyễn Tuấn Cường, Giám đốc kỹ thuật một công ty công nghệ TP.HCM, trang web của SEA Games 2019 có thể bị thiếu thư viện nên không hiển thị được những nội dung.
“Ban tổ chức dùng Wordpress (một nền tảng blog, website miễn phí) với những Pluggin (tiện ích mở rộng) có sẵn để làm trang web bằng những thao tác kéo thả đơn giản thay vì tự lập trình nên dễ bị lỗi hơn”, ông Cường nhận định.
Khâu tổ chức của nước chủ nhà năm nay bị đánh giá ở mức kém, không đáp ứng được kịp thời về nhu cầu chỗ ăn ở, đi lại thuận tiện cho các đoàn vận động viên các nước. Sát đến giờ khai mạc, một số sân cỏ vẫn đang trong giai đoạn sửa sang nước rút, không kịp hoàn thiện để phục vụ tốt cho SEA Games.
" alt=""/>Fan Việt bức xúc vì xem SEA Games 30 như phim hoạt hìnhẢnh minh họa: Internet
Trung tâm an ninh mạng Trung Quốc cho biết 100 ứng dụng đến từ các lĩnh vực khác nhau như thương mại điện tử, ngân hàng đều bị phạt từ tháng 11/2019 vì thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp, thiếu thỏa thuận bảo mật hay điều khoản mơ hồ.
27 ứng dụng nhận yêu cầu cải chính, 63 nhận cảnh báo viết tay. Trong khi đó, 10 ứng dụng phải nộp phạt và 2 ứng dụng khác bị điều tra hình sự. Tổng cộng, 683 ứng dụng bị trừng phạt chỉ trong năm 2019. Trung tâm khẳng định nhà chức trách sẽ tiếp tục triệt phá các hành vi vi phạm thông tin cá nhân.
Các ứng dụng trong “sổ đen” do China Everbright Bank, Bank of Tianjin, Weidian, Kaola, Fang.com, Chexun.com cung cấp. Dù vậy, hình phạt cụ thể không được công bố.
" alt=""/>Trung Quốc trừng phạt 100 ứng dụng xâm phạm cá nhân người dùngTuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò bẫy người vay tiền và lách luật của những kẻ kinh doanh cho vay nặng lãi. Theo quy định, lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 20%/năm, vì vậy các đối tượng này thường để mức thấp hơn. Song, ngoài ra họ tính rất nhiều loại phí vào, tổng cộng lãi suất vì thế có thể lên tới trên 1.000%/năm.
Chị Nguyễn Thanh Ngân, ở xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, kể rằng, cách đây 6 tháng, chị tình cờ nhận được tin nhắn cho vay tiền qua ứng dụng trên điện thoại di động, với lời giới thiệu hấp dẫn như: chỉ cần chuyển bản chụp giấy CMND, số tài khoản, không cần thế chấp, nhận tiền nhanh, lãi suất thấp, giao dịch qua điện thoại, nhận và trả tiền qua tài khoản,... nên chị đồng ý vay 5 triệu đồng, thời hạn 1 tháng. Sau khi hoàn tất thủ tục, tiền được chuyển ngay vào tài khoản cho chị. Vay 5 triệu đồng, nhưng khi giải ngân chị chỉ được nhận 3 triệu, 2 triệu đồng bị trừ gồm lãi suất của 1 tháng và phí các loại. Để trả dứt số nợ trong vòng 1 tháng, chị Ngân sẽ phải thanh toán đủ 5 triệu đồng.
Hết 1 tháng, do chưa có tiền thanh toán, chị Ngân liên tục nhận được điện thoại của "nhân viên tín dụng" truy đòi nợ. Sau đó, các nhân viên này gợi ý chị vay của app khác, lấy tiền trả nợ. Cứ thế chị Ngân bị đưa vào "tròng", tiếp tục vay của các app sau để trả cho khoản vay trước. Tới nay số tiền gốc và "lãi" mà chị còn nợ là 90 triệu đồng dù trước đó chị đã trả được 60 triệu đồng.
Chị Ngân cho biết, khi vay tiền chị phải cho phép ứng dụng truy cập danh bạ, hình ảnh, cuộc gọi,... trong điện thoại của mình. Vì vậy, cứ không trả nợ đúng hẹn thì số điện thoại của chị, người thân trong gia đình, bạn bè liên tục bị khủng bố với những lời lẽ đe dọa, chửi rủa.
Đã có trường hợp phải tự tử để thoát nợ khi vay qua app. Chị Phạm Thị Tuyết Mai (24 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) vay 8 triệu đồng từ app, sau đó phải trả gần 200 triệu đồng, cũng đã bị dụ với hình thức trên. Ban đầu, chị Mai vay 8 triệu đồng từ 4 app khác nhau. Nhưng đến hẹn không có tiền thanh toán, chị được giới thiệu vay các app khác để trả nợ. Từ 4 app vay tiền ban đầu, khoảng 2 tháng sau, chị Mai đã phải vay 64 app khác nhau. Chỉ từ vay 8 triệu đồng ban đầu, chị Mai đã phải vay hơn 200 triệu đồng trả nợ các app nhưng vẫn còn nợ gần 100 triệu đồng. Chịu không nổi với những khoản nợ từ trên trời rơi xuống, ngày 26/8/2019, chị Mai uống thuốc trừ sâu tự tử mong thoát kiếp bị truy đòi nợ nần, nhưng được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện cứu chữa kịp thời.
Tàn khốc hơn
Nhiều người cần tiền gấp, thấy vay dễ dãi thường ít để ý tới “cái bẫy”, khi được giới thiệu vay qua nhiều app. Khi số tiền nợ ngày càng tăng lên, mới vỡ lẽ ra mình rơi vào vòng xoáy khó thoát. Khi câu chuyện chị Mai nhập viện vì tự tử bất thành, được đăng tải trên báo chí, nhiều người không khỏi bàng hoàng về hậu quả của tín dụng đen thời công nghệ.
| |
Hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hình thức vay tiền qua app |
Đầu tháng 11/2019, Bộ Công an đã triệt phá một nhóm người Trung Quốc cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam thông qua app. Nhóm này thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật công ty rồi tạo ra ứng dụng app cho vay tiền trực tuyến như Vaytocdo, Moreloan, VD online với lãi suất lên đến 1.600%/năm. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2019 đến lúc bị phát hiện, nhóm này đã cho vay 100 tỷ đồng qua 3 ứng dụng trên, với khoảng 60.000 giao dịch.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có trên 75% số người dân không được tiếp cận với các kênh dịch vụ tài chính chính thức, dù có nhu cầu rất lớn về vay vốn. Đặc biệt các khoản vay tiêu dùng quy mô nhỏ hiện nay đang bị các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng bỏ qua và đây trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tín dụng đen trục lợi.
Khi bị triệt phá nhiều bên ngoài đời thực, những kẻ cho vay nặng lãi đã nhanh chóng chuyển qua mạng xã hội, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và còn tàn khốc hơn trước. Đa số các nạn nhân của dịch vụ cho vay qua app tín dụng đen, đều khó có thể thoát ra khi đã vướng vào bẫy. Từ đó phát sinh các hệ lụy.
Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, nhận xét, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hình thức vay tiền qua app. Do đó, về cơ bản người đi vay tiền thông qua app chính là tham gia tín dụng đen. Mức lãi suất cuối cùng của hình thức cho vay này cao một cách phi thực tế.
Trước sự tung hoành của các công ty cho vay trực tuyến, các chuyên gia kinh tế cho rằng kiểm soát chặt là điều cần thiết, đồng thời nhanh chóng xây dựng chính sách pháp luật để quản lý loại hình này. Hiện hoạt động cho vay qua app không hề được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, chủ yếu đăng ký dưới dạng công tư vấn đầu tư, môi giới tài chính. Cho vay nhanh, vay dễ, không cần gặp mặt đã phát triển rầm rộ và đang gây ra nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội.
" alt=""/>Vay 8 triệu trả 200 triệu chưa hết, bị truy nợ tàn khốc cô gái tự tử